
Nguyen Anh Phong of the Vietnam Network of People Living with HIV (VNP+) is an exceptional HIV activist and care provider with over 10 years of service to people with HIV in Ho Chi Minh City and Vietnam.
During a year of difficulties, the world is gradually setting up a “new normal” after lots of changes. All of us are being affected by COVID-19, a brand-new global issue. However, the response to other pandemics, especially HIV/AIDS, do never end but keep moving tirelessly and innovatively, together with the response to COVID-19.
Even though the situation of each country is very different, we cannot deny that “global solidarity” is vital to solve global issues. In addition, the collaborations at other levels are all appreciated, from national, to provincial. The keyword I want to address here is “solidarity”. Without it, we are nothing but weak individual responses to massive and complicated issues.

Due to COVID-19, we are thriving beyond the limits to respond to it timely. All practices are constantly sharing across the globe as soon as they are initiated. Among them, online activities are proving their effectiveness in connecting people exceed boundaries. Following the global trends, I and My Home Clinic, where I am working for, have participated in many interested online activities together with many stakeholders, for example, the 23rd International AIDS Conference; the series of “Online forum” about PrEP (pre-exposure prophylaxis) organized by USAID/PATH Healthy Markets project and Vietnam Authority for HIV/AIDS Control; the webinar “Transgender Health and HIV in Asia” where Dr. Nguyen Tan Thu – our technical consultant – having a co-presentation, etc. Through such meaningful activities, we learned, we shared, and we changed towards the global goal of eliminating HIV and other public health burdens. In addition, keeping connecting with the world gives us a head up and never be left out of global context.
This year – 2020 marks 30 years since the first case of HIV in Vietnam was discovered, in 1990. The journey since this momentous date has not been solely for people living with HIV but also for many organizations, departments, and individuals who have walked alongside friends and family, participating in the country’s response to prevent and control HIV/AIDS. For me, with more than 10 years tireless advocate for HIV, I am now still connecting the dots to make us stronger and stronger because I believe in the power of solidarity.
Now 30 years later, the previous gloomy outlook has faded and been replaced with hope and positive efforts. Infection prevention and treatment measures have helped people living with HIV to live healthier lives. From a community that was socially ostracized, discriminated against, and lacking in basic living conditions, they now have stable employment opportunities and a family life without worrying about infecting beloved ones.

In order to once again emphasize the role of solidarity in our today success, we are launching the “30 years of Emotions” Campaign. The campaign looks back on the journey Vietnam has undertaken, marked with progressively brighter changes, and looks to the future, to the next steps needed to reach our goal to “end AIDS in Vietnam” by 2030—the destination for all of us, regardless of who we are. Let’s join hands!
ĐOÀN KẾT TOÀN CẦU, SẺ CHIA TRÁCH NHIỆM
Trải qua một năm nhiều khó khăn, thế giới đang thiết lập trạng thái “bình thường mới” sau nhiều thay đổi. Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi COVID-19, một vấn nạn toàn cầu mới. Tuy nhiên, không vì vậy mà những ứng phó với dịch HIV/AIDS bị dừng lại, chúng ta vẫn liên tục thay đổi và sáng tạo để làm sao ứng phó tốt nhất với cả hai đại dịch.
Mặc dù tình hình của mỗi quốc gia là khác nhau, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng sự “đoàn kết toàn cầu” cực kì quan trọng để giải quyết những vấn đề mang tầm quốc tế. Thêm vào đó, những kết nối khác ở cấp độ quốc gia, tỉnh, thành cũng cực kì quan trọng. Từ khoá ở đây là sự đoàn kết, không có nó, chúng ta chỉ là những ứng phó riêng lẻ, không là gì so với những vấn đề quá lớn và phức tạp ngoài kia.
Chúng ta đã vượt qua những giới hạn để ứng phó với COVID-19 một cách kịp thời. Những thực hành mới liên tục được chia sẻ từ quốc gia đến gia ngay khi nó được thực hiện thành công. Trong số đó, các hoạt động online đang thể hiện vai trò của mình trong việc kết nối mọi người bất kể mọi rào cản. Theo sát xu hướng của thế giới, tôi và phòng khám Nhà Mình – nơi tôi đang làm việc đã tham gia vào nhiều hoạt động online thú vị cùng với nhiều đối tác khác, lấy ví dụ: Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 23; chuỗi “Diễn đàn online” về PrEP tổ chức bởi USAID/ PATH Healthy Markets project và VAAC; webinar “Sức khoẻ người chuyển giới ở châu Á” nơi Bs. Nguyen Tan Thu – người hỗ trợ kĩ thuật cho chúng tôi – có một bài đồng trình bài… Qua những hoạt động bổ ích này, chúng tôi học hỏi, chia sẻ, và thay đổi để hướng tới mục tiêu toàn cầu và loại bỏ HIV và những gánh nặng khác cho y tế công cộng. Thêm vào đó, việc giữ kết nối với quốc tế giúp chúng tôi luôn luôn được cập nhật và có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo cho Việt Nam.
Năm nay – 2020 đánh dấu 30 năm kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam năm 1990. Hành trình kể từ đó là sự chung tay góp sức của không chỉ những người sống chung với H mà còn của nhiều tổ chức, phòng ban, và cá nhân đã đi cùng với chương trình HIV/AIDS của quốc gia. Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này, tôi vẫn đang miệt mài kết nối tất cả mọi người lại với nhau để tạo thành một khối vững mạnh hơn, vì tôi tin vào sức mạnh của sự đoàn kết.
Trải qua 30 năm, bối cảnh đã thay đổi nhiều với những hy vọng và nỗ lực mang tính tích cực. Các mảng điều trị, dự phòng giúp người bị ảnh hưởng bởi HIV sống khoẻ mạnh hơn. Từ một nhóm bị kì thị, sống trong điều kiện thiếu thốn, giờ họ đã ổn định và không còn lo lắng nhiều.
Để nhấn mạnh hơn vai trò của sự đoàn kết trong thành công ngày hôm nay, chúng tôi đang khởi động chiến dịch “Cảm xúc 30 năm”. Chiến dịch nhằm mục đích nhìn lại hành trình mà Việt Nam đã trải qua, đánh dấu những thay đổi tươi sáng và hướng tới tương lai chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030 – mục tiêu của tất cả chúng ta. Dù bạn là ai, hãy chung tay!